Cần làm gì khi khi bị côn trùng cắn ?
Theo chuyên gia Diệt côn trùng Trần Cường, khi bị côn trùng cắn ta thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nặng hơn là đau nhức, cảm thấy không còn sức lực hoặc vô thức Vậy phải làm sao để xử lý trong trường hợp này ? Kéo chúng từ từ ra khỏi vết cắn, vì với hàm răng rất cứng, bám vào da thịt rất bền bỉ nếu kéo mạnh có thể gây nhiễm trùng hoặc những biến chứng tai hại khác Mẹo : Đỉa thì nên dùng vôi hay xà phòng, nó sẽ nhả ra ngay. Dùng lửa, các loài côn trùng sợ lửa nên chúng bỏ cuộc và rơi xuống đất. Bạn nên cẩn thận tránh bỏng Cuối cùng có thể dùng cồn, xăng, dầu nóng… nhỏ một giọt vào chúng, sau khoảng 5’ chúng sẽ nhả ra Sát trùng vết thương Xịt nước sạch nhiều lần để loại bẩn, loại bớt vi khuẩn và các mô chết. Nên rửa thật kỹ vết thương bằng xà phòng, sau đó mới bôi alcohol hoặc các thuốc sát trùng khác Phải xử lý vết thương càng sớm càng tốt . Nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ rất cao nếu để quá 6 giờ sau khi bị côn trùng cắn mà chưa xử lý, không bao giờ được khâu kín vết cắn, vết đốt của côn trùng lại ngay mà chỉ làm sạch, băng bó, cố định theo chức năng. Làm vết cắn không bị ngứa,sưng hoặc nổi mẩn: – Chườm đá lạnh chừng 5 phút. – Dùng muối ăn pha với nước sạch rồi thoa lên vết chích. + Nếu chỉ có vết đỏ : người bệnh chỉ cần điều trị tại nhà. Dùng nước muối loãng 9% hoặc nước vôi loãng chấm ngày 3 đến 4 lần, không rửa nước nhiều, tránh kỳ cọ làm trượt da tróc vảy. + Nếu bị đau rát nhiều : đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu khám và điều trị bằng các loại thuốc như dung dịch yarish, dalibua, kháng sinh; các loại hồ làm dịu da như hồ nước. + Nếu tổn thương nhiễm trùng và mưng mủ : bệnh nhân có thể bôi bằng các dung dịch thuốc màu như eosine, milian, xanh metylen,… và đến khám bệnh tại các cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn điều trị cụ thể, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Không nên sử dụng các phương pháp chữa dân gian như nhai gạo nếp, đậu xanh đắp lên vết thương, có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.
Leave a Reply